SỬ DỤNG THẺ META HIỆU QUẢ TRONG SEO WEBSITE
Dù cho bạn đã cố gắng kết hợp rất nhiều kĩ thuật để tối ưu website, xong dường như mọi nỗ lực vẫn không mang lại kết quả như mong đợi. Hãy cùng tôi cải thiện lượt truy cập vào website 1 cách nhanh chóng bằng cách sử dụng thẻ Meta như bên dưới nhé.
Thẻ Meta là gì?
Thẻ Meta hay còn gọi Meta Tag là thẻ HTML dùng để cung cấp thông tin về trang web cho công cụ tìm kiếm. Các thông tin như tiêu đề, tác giả, từ khóa chính, tóm tắt nội dung…
Thẻ Meta có ý nghĩa quan trọng trong quá trình SEO Onpage.
<html> <head> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html;charset=utf-8"> <title>Webike.vn | Cộng Đồng Xe Máy Webike Việt Nam</title> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <meta name="description" content="Cộng đồng xe máy Webike VN – Trang thông tin xe máy 2 bánh, xe mô tô Phân Khối Lớn. Trung tâm phụ tùng chính hãng và chợ mua bán xe máy tốt nhất" </head> </html>
Những thẻ Meta chính mà Google hỗ trợ và cách dùng tối ưu trong SEO
1. Thẻ Meta Title
Meta Title chính là tiêu đề hiển thị các kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm được sử dụng phổ biến hiện nay như Google, Bing, Yahoo,…
Đối với SEO thì Meta Title có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó cho các công cụ tìm kiếm biết được bài viết của bạn có nội dung gì như một hình thức khai báo nhanh, ngắn gọn.
Cú pháp: <title> Tiêu đề </title>
Meta Title tối ưu bằng cách nào?
- Chứa tối đa 60 ký tự, hoặc 580px
- Chứa từ khóa chính cần SEO
- Meta Title phải liên quan đến nội dung bài viết
- Chứa các từ ngữ kêu gọi hành động
- Chứa thương hiệu doanh nghiệp
- Đảm bảo rằng mỗi trang có một thẻ Meta Title duy nhất, không trùng lặp
2. Thẻ Meta Description
Thẻ Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt 155-160 ký tự xuất hiện bên dưới trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Meta Description mô tả ngắn gọn nội dung bài viết, từ đó công cụ tìm kiếm và người đọc có thể hiểu rõ hơn được về chủ đề trang web.
Một thẻ Meta Description tốt sẽ mang đến cho bạn 3 lợi ích sau:
- Thu hút người dùng truy cập vào website, tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trên cả Google lẫn trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, …)
- Giúp công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang để xếp hạng tốt hơn.
- Tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp họ nhanh chóng nắm được nội dung mà mình sắp truy cập.
Cú pháp: <meta name=”description” content=” nội dung mô tả ” />
Một số lưu ý để có Meta Description tốt nhất là:
- Dưới 160 ký tự
- Tạo thẻ Meta Description duy nhất, sử dụng đúng cú pháp
- Mô tả súc tích nội dung của trang
- Sử dụng từ khóa chính
- Gây tò mò cho người đọc
- Đảm bảo thẻ mô tả của bạn không có lỗi chính tả
3. Thẻ Heading
Thẻ Heading là các thẻ từ H1 đến H6 trong một bài viết Website, chúng đảm nhiệm nhiệm vụ làm rõ nội dung chính của bài viết. Tính quan trọng giữa các thẻ sẽ giảm dần khi số thẻ Heading tăng, trong quá trình triển khai nội dung các thẻ từ H1 đến H3 sẽ được ưu tiên hơn so với các thẻ còn lại.
Việc dùng Heading sẽ đóng vai trò quan trọng trong SEO onpage
- Tạo sự liên kết nội dung trong bài viết
- Dễ dàng được Google đánh giá cao
- Tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng
- Gia tăng sức mạnh SEO onpage
Phân cấp sử dụng thẻ H trong bài viết như sau:
Để có thể sử dụng tối ưu thẻ Heading thì chúng ta cần phải sắp xếp nội dung của các thẻ H hợp lý :
- H1: Tóm tắt nội dung của trang
- H2: Nêu một số ý chính trong nội dung thẻ H1
- H3: Nêu ý chính của thẻ H2 liền trước đó
- H4, H5, H6: Là những nội dung nhỏ hơn của thẻ H3
4. Robots Meta Tag
Thẻ Meta Robots là một thẻ HTML được sử dụng để hướng dẫn cho công cụ tìm kiếm về việc bạn có muốn bot thu thập thông tin hoặc lập chỉ mục nội dung trên trang web hay không.
Thẻ Meta Robots cũng cho phép bạn chỉ định liệu các bản sao của trang web trong thông tin tìm kiếm có nên hiển thị hay không. Việc sử dụng thẻ Meta Robots giúp bạn kiểm soát việc xuất hiện và hiệu quả SEO của trang web.
Bạn sẽ thêm hướng dẫn cho công cụ tìm kiếm bên trong phần thuộc tính nội dung của Robots Meta Tag. Một số hướng dẫn phổ biến là:
- Index: Thông báo cho trình thu thập dữ liệu web lập chỉ mục trang. Noindex: Thông báo cho trình thu thập dữ liệu web không lập chỉ mục trang.
- Follow: Cho phép các bot theo dõi các liên kết trong trang web của mình và dẫn người đọc đến các trang khác.
- Nofollow: Thông báo các bot của công cụ tìm kiếm không thu thập dữ liệu các liên kết trên trang.
- Noarchive: Thông báo cho các công cụ tìm kiếm không lưu trữ hoặc hiển thị trang.
Cú pháp: <meta name=”robots” content=”noindex, nofollow”>
Tóm lược
Trong bài viết này tôi đã nêu khái niệm, vai trò của một số thẻ Meta quan trọng trong việc tối ưu hóa website.
Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn biết thêm cách để sử dụng các thẻ Meta hiệu quả từ đó giúp cải thiện lượt truy cập vào website.
Phạm Thị Ngọc Thư Java Developer |